1 Khám phá hình tượng Thiên thần trong lịch sử nghệ thuật thế giới

post

1 Khám phá hình tượng Thiên thần trong lịch sử nghệ thuật thế giới

Những mường tượng về hình dạng của thiên thần đã xuất hiện từ thế kỷ thứ 4, thế nhưng sự tồn tại của những nhân vật thần thoại này đã được tìm thấy từ hàng ngàn năm về trước. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng ngược dòng thời gian khám phá về hình tượng Thiên thần trong lịch sử nghệ thuật thế giới, bắt đầu với nguồn cảm hứng để người xưa tạo dựng nên hình tượng này.

Khởi nguyên của Thiên thần

Trong văn hóa của người Assyria, Lamassu chính là một vị thần giám hộ. Thần Lamassi được khắc họa qua hình tượng một con bò đực có cánh với khuôn mặt của con người, thân hình của một con sư tử hoặc bò đực, và đôi cánh lông to lớn.

Bởi vai trò là một thần giám hộ bên cạnh vẻ đẹp thần thoại mà Lamassu đã trở thành một nguồn cảm hứng lớn trong nghệ thuật của người Assyria. Nổi tiếng nhất phải kể đến những bức tượng Lamassu được đặt theo cặp tại lối vào của cung điện từ thế kỷ thứ 10 TCN.

                    Hình ảnh Lamassu thời Neo-Assyrian, Triều đại Sargon II (721-705 TCN)
Hy Lạp cổ đại

Tại Hy Lạp, hình tượng thiên thần trong nghệ thuật được truyền cảm hứng từ hai nhân vật có cánh: Eros và Nike.

Trong thần thoại, Eros (tương tự vị thần Ái tình của La Mã) là con trai của Aphrodite và nữ thần tình yêu. Xuyên suốt các tác phẩm nghệ thuật từ thời kỳ cổ điển (năm 510 TCN-323 TCN) Eros xuất hiện là một chàng thanh niên với đôi cánh nổi bật.

u

                                                   ‘Eros,’ 470 – 450 Trước Công nguyên

Giai đoạn Hy Lạp cổ đại (năm 323 TCN-31 CN) đánh dấu sự phổ biến của nghệ thuật điêu khắc cẩm thạch. Vô vàn tác phẩm điêu khắc với hình tượng thần thánh được ra đời, và ‘Tượng thần chiến thắng Samothrace’ chính là một ví dụ tiêu biểu.

                                                Tượng thần chiến thắng Samothrace

Tác phẩm được dựng lên để tưởng nhớ trận thủy quân diễn ra vào đầu thế kỷ thứ 2 TCN. Bức tượng cao 18 feet này khắc họa nữ thần chiến thắng Hy Lạp. Bức tượng được đánh giá cao bởi thế đứng tự nhiên, những nét khắc uyển chuyển, và đăc biệt là đôi cánh khổng lồ.

Hình tượng Thiên thần trong lịch sử Nghệ thuật
la Mã

Hình tượng thiên thần trong nghệ thuật được tìm thấy sớm nhất trong Hầm mộ Thánh Priscilla, một hầm đá được sử dụng với mục đích chôn cất các tín đồ Cơ đốc giáo vào thế kỷ thứ 3.

                                                                Hầm mộ Thánh Priscilla

Tại một trong các phòng chôn cất xuất hiện một loạt bức tranh tường tái hiện một số cảnh trong Cựu Ước và Tân Ước. Bên cạnh khung cảnh Binding of Isaac và hình ảnh Thánh mẫu Maria bế một Đứa trẻ, các bức tranh tường này còn kể lại câu chuyện về lễ truyền tin Annunciation – một sự kiện xuất hiện trong kinh thánh khi thần Gabriel công bố Mary đã mang thai đứa con của Chúa.

Mặc dù người ta tin rằng đó là Gabriel, nhân vật này lại không mang đôi cánh. Trên thực tế, tới thế kỷ tiếp theo người ta mới gắn hình tượng đôi cánh với thiên thần.

Byzantium

Tác phẩm nghệ thuật đầu tiên khắc họa hình ảnh thiên thần với đôi cánh ra đời vào thế kỷ thứ 4. Bức tranh được thực hiện để trang trí cho quan tài làm từ đá cẩm thạch được tìm thấy gần Thổ Nhĩ Kỳ. Đây chính là tác phẩm đầu tiên có sự khắc họa của hình tượng thiên thần mang cánh được tìm thấy của nghệ thuật Byzantine.

Trong những thế kỷ tiếp theo, hình ảnh thiên thần trên vô vàn tác phẩm nghệ thuật như tranh khảm mạ vàng, tác phẩm hội họa cùng những biểu tượng Thiên chúa giáo La Mã khác.

        Tranh khảm Tổng lãnh thiên thần Michael (thế kỷ 13) tại Nhà thờ Santa Maria dell Ammiraglio

Thời kỳ Trung cổ

Nghệ sĩ thời kỳ Trung cổ đã đưa hình tượng thiên thần thuộc thời kỳ Byzantine vào các bức tranh dát vàng của họ. Hình ảnh thiên thần thường được khắc họa đang bay lơ lửng xung quanh chủ thể của bức tranh là các nhân vật thánh như Trinh nữ Maria và Chúa Giêsu, tiêu biểu là tác phẩm ‘Madonna and Child with Angels’ của họa sĩ Pietro di Domenico da Montepulciano.

Tác phẩm “Madonna and Child with Angels” của Pietro di Domenico da Montepulciano, 1420

Tương tự, hình ảnh những vị thần đưa tin cũng thường xuất hiện trong các các bản thảo được trang trí; họ có thể là các yếu tố trang trí hoặc có thể là nhân vật chính của câu chuyện.

                  Tác phẩm ‘Truyền tin,’ Taddeo Crivelli, 1469 Ms. Ludwig IX 13, fol. 3v

Thời kỳ Phục hưng Ý

Trong suốt giai đoạn Tân Phục hưng, thần thoại tiếp tục trở thành nguồn cảm hứng bất tận trong hội họa. Tuy nhiên, khác với các bức họa thiên thần thời Trung cổ, nhân vật thiên thần vào giai đoạn này đã bớt nét thanh tao và trở nên chân thật hơn – báo hiệu cho sự hứng thú của thế hệ họa sĩ đương thời với chủ nghĩa tự nhiên vào thời kỳ Cao trào Phục hưng. Một minh chứng rõ nét là tác phẩm ‘Madonna with Child and Two Angels’ của Fra Filippo Lippi.

                       Fra Filippo Lippi, ‘Madonna With Child and Two Angels,’ 1460-1465

Một số họa sĩ Phục hưng Phương Bắc như Jan Van Eyck lại có một liên tưởng khác về đôi cánh của thiên thần, thay vì khắc họa đôi cánh lông vàng hoặc trắng ngà như thời Trung cổ, họ lại tạo ra những đôi cánh rực rỡ sắc màu vô cùng bắt mắt.

                                                         Jan Van Eyck, ‘Truyền tin,’ 1434-1436

Trường phái Tân cổ điển

Được truyền cảm hứng từ chủ nghĩa hiện thực xuất hiện vào thời kỳ Phục hưng, họa sĩ phái Tân cổ điển tiếp tục họa các nhân vật thiên thần theo lối hiện thực hóa. Thiên thần trong giai đoạn này là những nữ thần mang nét đẹp trong trẻo với đôi cánh trắng muốt, là chuẩn mực vẻ đẹp thời kỳ đầu Phục hưng.

                               William-Adolphe Bouguereau, ‘Bài hát của các thiên thần,’ 1881

Khác với giai đoạn sau, hình tượng thiên thần Tân cổ điển không giống với mô tả trong Kinh thánh; tuy vậy, họ vẫn tiếp tục góp mặt trong những câu chuyện thần thoại hay những câu chuyện ngụ ngôn lấy cảm hứng từ hội họa cổ điển, với tác phẩm tiêu biểu của danh họa William Bouguereau mang tên ‘Birth of Venus.’

                        William-Adolphe Bouguereau, ‘Bài hát của những thiên thần,’ 1879 

Chủ nghĩa tân thời

Vào thế kỷ 20, các nghệ sĩ tiếp tục sáng tạo nghệ thuật với nguồn cảm hứng lớn từ thần thoại, thiên đàng. Họa sĩ tân thời Do Thái Marc Chagall thường xuyên kết hợp hình tượng thiên thần vào tác phẩm của mình bởi lẽ ông coi Cựu Ước là nàng thơ của mình. “Tôi có hứng thú với Kinh thánh từ nhỏ,” ông chia sẻ. “Tôi luôn luôn như vậy, và vẫn mãi như vậy, Kinh Thánh là nguồn thơ vĩ đại nhất từng tồn tại. Kể từ đó, tôi đã tìm cách thể hiện triết lý này trong cuộc sống và nghệ thuật.”

                 Trần nhà của Marc Chagall trong nhà hát Opera National de Paris Garnier, 1964

Nghệ thuật Đương đại

Cho tới ngày nay, thần thoại vẫn là một nguồn cảm hứng bất tận đối với họa sĩ đương đại. Từ những bức vẽ biểu cảm của Keith Haring cho đến buổi triển lãm hội họa của Tracy Emin đã chứng minh sức mạnh bất diệt của chủ đề tâm linh đối với nghệ thuật.

                                                Tác phẩm “Angel Icon” 1990 của Keith Haring

 

Bài liên quan